Hạng mục ban công tuy diện tích nhỏ nhưng là mang tính thẩm mỹ cho ngôi nhà rất lớn, làm sao để có phương án chống thấm ban công hiệu quả, phù hợp với ngôi nhà của bạn, tránh những ảnh hưởng trong quá trình sử dụng.
Tóm tắt bài viết
1. Phân loại ban công
Sàn ban công thông thường được chia làm 2 loại, sàn ban công âm và sàn ban công dương
Tại sao lại chia thành 2 loại sàn như thế?
Thông thường trong quá trình thiết kế sàn âm cho ban công, để tránh việc đóng trần thạch cao người ta sẽ đi ống nổi trên mặt sàn và thoát nước về một góc ở hộp kỹ thuật, hoặc đối với việc đóng trần thạch cao ngoài trời có độ bền không cao, nên người ta sẽ thường thi công sàn âm.
Sàn dương: ống thoát được xuyên qua sàn và đi vào hộp kỹ thuật, đối với sàn dương để tạo tính thẩm mỹ cao người ta cần đóng thêm trần thạch cao.
(chống thấm sàn dương)
2. Lựa chọn chống thấm ban công bằng sika
Đối với từng loại sàn để Quý Khách Hàng có thể lựa chọn vật liệu sao cho phù hợp. Bởi ban công là một hạng mục ảnh hưởng bởi điều kiện thời tiết bên ngoài, không như bề mặt chống thấm ở sàn vệ sinh. Bề mặt sàn ban công có thể chịu nhiệt độ khá cao, dẫn tới co ngót giãn nở thường xuyên. Vậy lựa chọn vật liệu nào có độ đàn hồi tốt, thích ứng được thời tiết ngoài trời, mà vẫn đảm bảo tính cơ lý của vật liệu.
Hiện tại công ty chúng tôi xin giới thiệu tới khách hàng các sản phẩm chúng tôi thường chống thấm ban công:
Màng tự dính Pluvitec, Autotalk, màng khò nóng (đối với bề mặt sàn lớn, ít góc cạnh), vật liệu Polyurethan Akfix 450, Leafseal w610, Sika 632r (1 lít sika chống thấm được bao nhiêu m2) thông thường định mức 1,2kg-1,5kg/m2.
(chống thấm màng khò)
3. Biện pháp chống thấm sê nô, ban công
Có 4 bước thi công chống thấm ban công, nhưng đối với sàn âm thì chúng tôi xin đưa ra lời khuyên nên tôn nền cho sàn bằng vật liệu nhẹ như: bê tông xốp.
Bước 1: Vệ sinh bề mặt sàn, xử lý cổ ống, trám vá các điểm lồi lõm, kiểm tra bề mặt cos nền để tiến hành trám bo góc chân tường.
Bước 2: Tiến hành quét lót vật liệu bằng primer đối với gốc polyurethan hoặc membrane dành cho màng
Bước 3: Lớp phủ quét chống thấm bằng polyurethan hoặc lớp màng tự dính, màng khò
Bước 4: sau khi vật liệu khô tiến hành bơm nước kiểm tra bề mặt chống thấm xem có rò rỉ không, thì mới bắt đầu tiến hành các bước hoàn thiện tiếp theo
(chống thấm polyurethan)
4. Lưu ý trong quá trình thi công
Những lưu ý trong quy trình chống thấm sika:
- Đối với những cổ ống ngang, nên tiến hành be tạo khuôn xung quanh và đổ trùm cao hơn qua ống rồi mới tiến hành đổ bê tông xốp.
- Chú ý khâu vệ sinh bề mặt sạch sẽ và khô ráo rất quan trọng đối với việc thi công lớp chống thấm bằng polyurethan.
- Khi trát bo góc chú ý cos nền hoàn thiện, nếu cao quá thì quá trình thi công sau này sẽ đục tẩy lớp chống thấm gây hư hại và dẫn đến làm lại.
- Lưu ý vị trí mép cửa hoàn thiện sau khi làm màng, tránh để bong tróc lớp chống thấm, vậy nên trong quá trình thi công thì tiến hành đổ grout chèn vào mép.
- Nên cán nền luôn sau khi thi công chống thấm và thử nước xong, để tránh các tác động bên ngoài làm rách lớp chống thấm.
(quét kín góc chân tường)
5. Báo giá thi công
Sau đây công ty chúng tôi xin đưa ra bảng giá cơ bản để quý khách hàng có thể tham khảo:
STT |
Chống thấm ban công |
Đơn giá |
1 |
Chống thấm bằng polymer |
180k- 280k/m2 |
2 |
Giá sika chống thấm |
160k-210k/m2 |
3 |
Chống thấm bằng màng |
250k-300k/m2 |
4 |
Chống thấm bằng polyurethan |
270k-340k/m2 |
Ngoài ra khách hàng có thể tham khảo thêm cách chống thấm sân thượng tại đây:
6. Liên hệ đơn vị thi công
Công ty chúng tôi có kinh nghiệm trên 7 năm thi công chống thấm, với đội ngũ thi công chuyên nghiệp. Rất mong được phục vụ quý khách hàng.
CÔNG TY CPXD VÀ TM LASEN VIỆT NAM
Địa chỉ: 74 Vạn Phúc, Hà Đông, Hà Nội
Cơ sở 2: Ngã tư Trạm Trôi, Hoài Đức, Hà Nội
Hotline: 058.332.6666
Hotline kỹ thuật: 093.226.4422
Chăm sóc khách hàng: 096.163.4774
Gmail: lasencorp@gmail.com
Cảm ơn quý khách hàng đã quan tâm