Hướng dẫn cách chống thấm chân tường hiệu quả cao

Một số cách chống thấm chân tường hiệu quả
5/5 - (1 bình chọn)

Ngày nay có rất nhiều công trình xảy ra tình trạng chống thấm chân tường. Tuy nhiên cách xử lý vấn đề này ra sao và nguyên nhân do đâu vẫn còn là một dấu hỏi. Trong bài viết ngày hôm nay chống thấm Lasen sẽ cùng các bạn đi tìm hiểu về chủ đề này nhé.

Nguyên nhân gì khiến chân tường bị thấm?

Vậy lý do gì khiến chân tường bị thấm nước. Chúng tôi đưa ra 2 nguyên nhân như sau:

Nguyên nhân gì khiến chân tường bị thấm?
Nguyên nhân gì khiến chân tường bị thấm?

Nguyên nhân khách quan

Có một vài nguyên nhân khách quan tác động đến việc chân tường bị thấm nước như sau:

  • Có thể do thời tiết mưa nhiều và lượng nước ngấm vào đất quá lớn. Xi măng là một chất mà có thể hút nước mạnh. Một phần nước sẽ được hút lại và đưa ra theo mạch, lan lên phía tường trên. Phần nước còn lại sẽ bị đọng lại ở chân tường gây ra hiện tượng ẩm, nấm mốc
  • Thông thường chân tường giữa 2 nhà sẽ có một khoảng cách nhỏ. Và lượng nước luôn cao sẽ làm cho khả năng thấm ngược cũng cao hơn
  • Các công trình đã xây dựng lâu năm đã bị xuống cấp và dễ dàng phát sinh các vấn đề về thấm dột. Và một trong số đó có khu vực chân tường..

Nguyên nhân chủ quan

Về nguyên nhân chủ quan cũng có một vài lý do như sau:

  • Trong quá trình xây dựng, người thợ có thể không sử dụng đủ lượng vữa xi măng. Điều này khiến các chỗ rỗng giữa các viên gạch sẽ làm cho nước thấm nhanh hơn và cũng làm chân tường bị thấm nước
  • Chủ công trình không chủ động thực hiện những phương pháp chống thấm ngay từ đầu.

Và cho dù có là nguyên nhân nào đi chăng nữa thì việc chống thấm vẫn rất cần thiết và quan trọng.

Một số cách chống thấm chân tường hiệu quả

Do tình trạng này thường xuyên diễn ra tại các công trình nên chúng tôi tổng hợp lại được một vài phương pháp hiệu quả sau:

Một số cách chống thấm chân tường hiệu quả
Một số cách chống thấm chân tường hiệu quả

Chống thấm chân tường bằng hóa chất lỏng Water Seal DPC

Chất lỏng Water Seal DPC được hiểu là dạng chất chống thấm Ngược nhanh thẩm thấu và các vật liệu. Chúng được hình thành bởi các dung dịch biến tính, nước và đặc biệt là một số phụ gia khác.

Với vật liệu này, nó sẽ thấm sâu vào vữa và qua đó tạo nên phản ứng Silic phát triển Gel. Điều này giúp lấp những lỗ nhỏ xíu. Thông thường mao dẫn và hàn gắn đường nứt tới 0,3mm. Nó giúp kéo dài độ bền và tăng khả năng chống thấm tốt hơn.

Một vài ưu điểm của loại vật liệu này như sau:

  • Khi thực hiện quá trình chống thấm, bạn có thể sử dụng bình phun áp lực thấp. Hay có thể sử dụng cách quét bằng chổi và lăn vào các bề mặt vữa, bê tông,…
  • Đặc biệt thời gian tồn tại của lớp chống thấm này có thể lên đến 20 -25 năm. Đây chính là một điểm cộng của Water Seal DPC và phù hợp với thời tiết khắc nghiệt của Việt Nam.

Chống thấm chân tường bằng cách bơm 

Quy trình để xử lý vật liệu bằng cách bơm được thực hiện như sau:

Chống thấm chân tường bằng cách bơm 
Chống thấm chân tường bằng cách bơm

Xử lý bề mặt tường:

Đối với trường hợp tường mới xây thì chỉ cần làm sạch bề mặt, còn với tường cũ lâu năm thì cần bóc tách lớp vỏ cũ để xử lý phần chống thấm

Về khoan tường

Trước tiên bạn cần sử dụng loại máy khoan bê tông có gắn mũi. Và tùy vào tường hợp tường đơn hay đôi để có thể lựa chọn máy khoan thích hợp. Về trường hợp tường đơn nên sử dụng mũi khoan 8cm và trường hợp tường đôi nên sử dụng mũi khoan 19cm. Một điều lưu ý nữa là hãy làm sạch bề mặt sau khi khoan xong nhé.

Bơm loại gel chống thấm chân tường

Hãy sử dụng loại súng bơm chuyên dụng để bơm gel vào các lỗ khoan. Khi gel đã đầy thì hãy rút dần ra và đợi khoảng tầm trong thời gian từ 3 đến 4 giờ để gel thẩm thấu vào và tan trong mạch vữa.

Trát lại tường bằng chất Water Seal

Hãy sử dụng loại dung dịch Water Seal hòa trộn với xi măng, cát và nước để tạo nên hỗn hợp vữa. Sau đó trát lại lên tường để lấp đầy lỗ khoan

Đợi tường khô, hòa thiện

Tùy đặc điểm đối với từng công trình, thời gian đợi khô mà chúng ta phải đợi có thể dao động ít nhiều. Và bạn nên để ít nhất khoảng 1 tháng, sau khi tiến hành chống thấm phần chân tường rồi mới tiếp tục sơn lại tường.

Kỹ thuật chống thấm chân tường ngược từ chân tường

  • Vệ sinh thật sạch bề mặt cần được chống thấm.
  • Tạo độ ẩm nhất định cho bề mặt cần chống thấm bằng nước được đảm bảo sạch.
  • Quét vữa được chuẩn bị sẵn chống thấm lên bề mặt khoảng 2 đến 3 lần, cách nhau trong vòng 2-3 tiếng. Tùy vào bề mặt cần được chống thấm, mà ta sử dụng sao cho thích hợp nhất. Chuyên gia khuyên dùng trung bình 2-6kg/m2
  • Cần đảm bảo rằng vật liệu chống thấm có khả năng kết dính với bề mặt tốt nhất.
  • Dùng nilon, bao tải được cung cấp độ ẩm che phủ bề mặt. Tránh hiện tượng khô quá nhanh ngay sau khi quét.

Một số vật liệu chống thấm được khách hàng hay sử dụng cho quá trình thi công chống thấm ngược.

  • Chất lỏng thuộc nhóm dạng quét đàn hồi gốc nhựa PE.
  • Phụ gia đi kèm xi măng trộn phụ gia giúp chống thấm cực tốt.
  • Màng bitum tăng độ đàn hồi cải tiến.

Kết luận

Như vậy, bài viết đã chỉ ra một số cách chống thấm chân tường đem lại hiệu quả cao. Nếu bạn đang cần xử lý vấn đề trên mà không biết chọn mua sản phẩm ở đâu uy tín, hãy ghé qua website của Chống thấm Lasen nhé!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *