Nội Dung Chính
Nguyên nhân khiến cổ ống bị thấm
Trong các công trình xây dựng, cổ ống xuất hiện ở: sàn mái, nhà vệ sinh, sân thượng, hộp kỹ thuật, tầng hầm…Cùng các khu vực có liên quan tới nguồn nước và sử dụng nước đều sẽ có cổ ổng. Nó được hiểu là một bộ phận của ống kỹ thuật trong phạm vị giao cắt với tường, sàn, vách.
- Khu vực tiếp giáp giữa các khối bê tông
- Khu vực thoát nước
- Khu vực tiếp xúc giữa hai loại vật liệu khác nhau
- Các khu vực liên kết ốc vít, bu lông
Vai trò của việc chống thấm cổ ống xuyên sàn
Phần lớn trong quá trình thi công chống thấm cổ ống xuyên sàn các vị trí thường xuyên bị thấm nước là do không đúng kỹ thuật. Nên thi công chống thấm cần sự tỉ mỉ tuyệt đối.
Vật liệu chống thấm cổ ống hiệu quả
Chống thấm cổ ống xuyên sàn với những vật liệu sau đây đảm bảo mang đến hiệu quả tối ưu:- Sika Latex TH: đây là loại phụ gia nhũ tương cao cấp đã được cải tiến. Vật liệu này sử dụng trộn cùng xi măng hoặc vữa xi măng cát để gia tăng về khả năng chống thấm cũng như tính kết dính.
- Sika Grout: đây là loại chất xi măng đã trộn săn cùng với phụ gia đặc biệt hỗ trợ bù co ngót. Khi được khuấy kỹ với nước sẽ tạo hỗn hợp vữa có đặc tính chảy lỏng tốt và cường độ lớn, tận dụng cho công việc rót vữa.
- Thanh trương nở: Thanh trương nở là một loại sản phẩm ngăn nước có dạng su polymer. Nó có khả năng thấm nước linh hoạt và được sử dụng cho các mối nối xây dựng củng như là bịt lại các phần bê tông được đúc sẵn. Khi tiếp xúc với nước sẽ tự động trương nở có kiểm soát và tác dụng chống thấm.
- Keo chống thấm với lớp keo bền chắc, đảm bảo độ bền, độ dẻo, độ kết dính hiệu quả. Một số sản phẩm keo chống thấm cổ ống có thể kể đến như: Sikaflex, Neomax 820, TX911, AS – 4001 Sg, Sika Multiseal…
Quy trình chống thấm cổ ống xuyên sàn tiêu chuẩn
Để tiến hành chống thấm cổ ống xuyên sàn triệt để, bạn có thể tham khảo quy trình chống thấm đúng tiêu chuẩn tại đây:
Bước 1: Làm sạch bề mặt của cổ ống
- Tháo gỡ, dọn dẹp toàn bộ các chướng ngại vật che chắn hoặc ảnh hưởng đến trực tiếp công trình thi công. Đặc biệt cần lưu ý đến khu vực bao quanh của cổ ống.
- Định vị được đường ống và hộp kỹ thuật. Tiếp đó, lắp đặt hoàn tất được trám vữa hoặc bê tông với độ dày tối thiểu cần đạt là ½ bề dày so với bê tông.
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm
- Sử dụng khoan đục chuyên dụng để xử lý chỗ bê tông thừa.
- Đục và dũa bao quanh cổ ống xuyên sàn cùng hộp kỹ thuật.
- Vệ sinh sạch sẽ vụn bê tông và bụi bẩn ở trên bề mặt
Bước 3: Thực hiện chống thấm cổ ống xuyên sàn
- Quấn thanh thủy trương (cao su dạng trương nở) ở bao quanh cổ ống thoát nước.
- Quét bê tông bằng vật liệu chống thấm cổ ống xuyên sàn bằng Sika Latex TH đã được chuẩn bị.
- Đổ vữa Sika không co ngót để lấp đầy cổ ống đã đục.