Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò hiệu quả 100%

Xem xét hiệu quả của chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
5/5 - (1 bình chọn)

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò có lẽ đã là một cách chống thấm khá quen thuộc. Tuy nhiên không phải ai cũng biết cách thực hiện chống thấm sao cho đúng quy trình. Để giúp cho bạn đọc có thể biết được quy trình chống thấm bằng màng khò chuẩn nhất, Chống thấm Lasen chúng tôi xin được gửi đến bài viết sau đây!

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò là gì?

Trước khi đến với hướng dẫn chi tiết các bước thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò, hãy cùng tìm hiểu xem phương pháp chống thấm này thực chất là gì. Chống thấm bằng màng khò là một phương pháp làm sạch để chống thấm sàn nhà vệ sinh sau đó quét lên một lớp lót rồi sử dụng màng chống thấm cùng với khò nóng  để làm cho lớp lót và màng chống thấm ăn vào mặt sàn.

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò là gì?
Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò là gì?

Xem xét hiệu quả của chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Nhiều người băn khoăn không biết có nên thực hiện phương pháp chống thấm này không bởi vì không biết liệu chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò có hiệu quả hay không. Vậy hãy cùng cân nhắc một số ưu và nhược điểm của phương pháp này.

Xem xét hiệu quả của chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò
Xem xét hiệu quả của chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Ưu điểm

Ưu điểm của phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò đó là không bị ảnh hưởng bởi thời tiết trong quá trình thi công, tiến độ thi công chống thấm bằng màng khò nhanh hơn so với một số cách chống thấm khác. Màng khò có khả năng chống thấm tuyệt đỉnh với 3 đến 5 lớp kháng nước hoàn toàn. Đồng thời tuổi thọ của màng khò còn có thể lên đến 10 năm.

Nhược điểm

Phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò chỉ có thể được sử dụng ở mặt phẳng ngang và khó có thể thi công ở các mặt phẳng đứng như tường nhà vệ sinh. Sử dụng màng khò thì phải sử dụng cả khí ga để đốt nóng. Yêu cầu nhiều kỹ thuật và tỉ mỉ hơn so với một số phương pháp chống thấm khác.

Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò hiệu quả nhất

Đối với việc chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò thì cần phải trải qua 2 quy trình khác nhau đó chính là quy trình chuẩn bị và quy trình thực hiện chống thấm. Trong mỗi quy trình đều có các bước được hướng dẫn chi tiết cụ thể để quý bạn đọc có thể tham khảo.

Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò hiệu quả nhất 
Hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò hiệu quả nhất

Quy trình chuẩn bị trước chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò

Đối với quy trình chuẩn bị trước khi chống thấm thì cần phải thực hiện một số các bước dưới đây:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt cần chống thấm

Việc đầu tiên cần làm đó chính là phải xác định được mặt phẳng cần chống thấm. Sau đó tiến hành làm sạch bề mặt đó, nếu bị ẩm mốc thì cần phải dùng chất tẩy rửa để có thể khử đi các vết ố mốc lâu ngày, sau đó mới sử dụng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh để làm sạch nhà vệ sinh

Bước 2: Gia cố lại các vết nứt

Để có thể chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò hiệu quả thì cần phải có được một bề mặt phẳng. Vậy nên nếu như tường hay sàn nhà vệ sinh có các vết nứt, bị lở, có khe hở thì cần tiến hành trám lại các khe hở và bít đầy những chỗ bị lõm xuống. Có thể đục đi các phần bê tông thừa hoặc dùng bàn chải sắt bằng máy để chà sát.

Bước 3: Khắc phục các điểm yếu trong nhà vệ sinh

Nếu muốn chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò hiệu quả thì cần xử lý những điểm yếu tồn tại trong nhà vệ sinh. Chẳng hạn như các lỗ hổng, các hốc bọng hay đường nứt để có thể tạo được một sàn nhà vệ sinh hoàn hảo vững chắc và không bị sụt lún trước khi tiến hành chống thấm.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò 

Sau khi đã thực hiện chuẩn bị xong bề mặt cần chống thấm thì mời quý bạn đọc đến với hướng dẫn các bước thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò.

Bước 1: Quét lớp lót

Thợ thi công cần sử dụng con lăn sơn để lăn lớp lót lên toàn bộ sàn của nhà vệ sinh. Lớp lót phải được phủ thật đều tay và phải có độ mỏng vừa phải. Không được quá mỏng cũng không được quá dày. Cần phải phủ lớp lót kín bề mặt bê tông thì mới có thể chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò.

Bước 2: Tiến hành dán màng chống thấm

Trước khi dán màng chống thấm, thợ thi công cần phải kiểm tra thật kỹ để đảm bảo lật đúng mặt cần dán xuống dưới và mặt chống thấm lên trên. Tiến hành đặt sẵn các cuộn màng chống thấm vào từng vị trí lần lượt để rải ra. Chuẩn bị dụng cụ khò để thổi lên các tấm màng.

Thực hiện từ từ từng chút một trải màng khò ra. Vừa trải vừa làm nóng bề mặt bằng cách khò nóng bằng đèn khò hoặc bằng ga. Dụng cụ khò sẽ làm nóng và chảy ra lớp keo giúp gắn kết màng khò.

Chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò còn cần phải lướt ngọn lửa qua màng khò thật nhanh để vừa tạo nhiệt mà không dẫn đến cháy màng chống thấm. Tác động thêm lực ở chân để có thể ép màng khò dính sát vào sàn.

Bước 3: Chồng mí các màng khò

Để có được một bề mặt hoàn toàn chống thấm thì khi chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò cần phải dán chồng mí các màng chống thấm với nhau để không bị một khe hở nào giữa các màng.Tìm hiểu thêm về chống thấm sàn nhà vệ sinh tại Lasencorp

Kết luận

Mong rằng những hướng dẫn về cách thực hiện chống thấm nhà vệ sinh bằng màng khò Chống thấm Lasen đã gửi đến các độc giả có thể giúp cho các bạn phần nào hiểu được một quy trình đúng. Chống thấm bằng màng khò yêu cầu kỹ thuật và dụng cụ nên cần phải có thợ thi công.

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *