Trong các hạng mục thi công chống thấm hiện nay, chống thấm nhà vệ sinh được xem là hoạt động cực kỳ quan trong. Do vậy, đây cũng là nỗi bận tâm của nhiều gia chủ và kiến trúc sư, muốn chống thấm tốt thì phải có cty uy tín và vật liệu tốt như keo chống thấm nền nhà vệ sinh , sika chống thấm…. Tại bài viết này, Chống thấm Lasen sẽ hướng dẫn cách chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika nhanh – đẹp – gọn hiệu quả nhất!
Lý giải nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh
Trên thực tế, các vấn đề thấm dột nhà vệ sinh đặc biệt là khu vực sàn nhà từ lâu đã không còn là vấn đề hiếm gặp. Vậy nên phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đã được ứng dụng nhằm xử lý triệt để tình trạng này.
Theo đó, ngay trong khâu thiết kế thi công xây dựng cho đến các hoạt động sử dụng nhà vệ sinh hàng ngày để ảnh hưởng mà đem đến nguy cơ làm cho công trình thấm ẩm, nứt nẻ. Có thể nêu ra một số nguyên nhân gây thấm dột nhà vệ sinh như:
- Nhà vệ sinh vốn là khu vực kề cận, tiếp xúc gần nhất với hệ thống đường ống thoát nước. Bởi vậy, bộ phận này thường xuyên phải đối mặt với nguy cơ nước rò rỉ xuyên tường, nứt kẽ bị ngấm và phải áp dụng quy trình chống thấm ngược.
- Hoạt động vệ sinh hằng ngày của con người đều gắn trực tiếp với nước. Do đó, việc nhà vệ sinh tiếp xúc thường xuyên dễ dẫn đến tình trạng thấm dột.
- Đặc thù thời tiết Việt Nam nóng ẩm và mưa nhiều. Do vậy, các công trình vệ sinh luôn chịu ảnh hưởng không nhỏ từ độ ẩm cao ở trong không khí.
- Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika chưa được tiến hành xử lý đúng kỹ thuật. Đã tiến hành những vẫn không đạt được hiệu quả cao, chống thấm triệt để.
- Thi công chống thấm kém chất lượng, công trình vệ sinh không đảm bảo. Bởi vậy, càng dễ phát sinh tình trạng xuống cấp và thấm dột.
Chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika có hiệu quả không?
Hiện nay, có rất nhiều lựa chọn chống thấm khác nhau, trong đó phương pháp chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika từ lâu đã được chứng minh với những ưu điểm nổi trội. Ưu điểm này được thể hiện trong hầu hết quy trình xử lý chống thấm.
Thêm vào đó, hiệu quả chống thấm cũng được đảm bảo triệt để. Do vậy, Sika được xem là phương pháp tối ưu và được nhắc đến hàng đầu trong việc lựa chọn các vật liệu chống thấm. Có thể ứng dụng Sika chống thấm nhà vệ sinh như sau:
- Thi công chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika các bức tường vệ sinh
- Xử lý chống thấm dột ở chân tường toilet
- Chống thấm khu vực sàn nhà vệ sinh
- Chống thấm tại cổ ốc thoát sàn ở dưới nhà vệ sinh.
Chuẩn bị bề mặt trước khi xử lý thấm dột nhà vệ sinh
- Tháo dỡ và di dời, dọn dẹp mọi chướng ngại vật cản trở như: rác xà bần, sắt thép, nước đọng, ván khuôn.
- Với các khuyết tật của lớp bê tông như: lỗ rỗ, hốc bụng…trên bề mặt sàn không thực hiện tô trát hay vữa xi mặt để có thể che phủ lên trước khi xử lý chống thấm.
- Tiến hành đục và dùng máy cắt hạt máy gió đá để cắt các râu thép còn dư trên sàn bê tông sâu xuống tối thiểu là 2cm so với bề mặt bê tông.
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika đúng chuẩn
Để đạt được hiệu quả chống thấm tối ưu, bạn cần cân nhắc thật kỹ các phương pháp xử lý chống thấm. Một quy trình tiến hành cần có độ chính xác cao. Dưới đây là các bước tiến hành chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika:
Bước 1: Hoàn tất chuẩn bị vật liệu chống thấm cho nhà vệ sinh
- Vữa cần được trộn sẵn không co ngót.
- Hóa chất sử dụng để trám khe nối, cổ ống, khe nứt có gốc Polyurethane 1 thành phần của Sikaflex Construction.
- Hóa chất sử dụng để quét lót lên trám khe bằng Sika Primer 3.
- Sử dụng phụ gia để chống thấm có trộn cùng vữa bê tông của Sika
Bước 2: Chuẩn bị bề mặt chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika
- Đối với các công trình mới thi công phần thô. Tiến hành dọn dẹp mọi chướng ngại vật, vệ sinh sạch sẽ các bề mặt cần xử lý chống thấm. Hoạt động chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika thực hiện đơn giản đối với công trình mới thi công, tiết kiệm thời gian đáng kể.
- Đối với các công trình nhà vệ sinh cũ hoặc toilet đã hoàn thiện 1 thời gian. Tùy thuộc vào mức độ tổn hải của công trình sẽ quyết định rằng có nên bóc toàn bộ lớp vỏ gạch ở bên ngoài hay là không.
Bước 3: Tiến hành thi công
- Trường hợp nhà vệ sinh đã lắp ống dẫn nước. Cần tiến hành đục mặt trên của lớp bê tông bao quanh. Tiếp đó, tạo một miếng hỗ khoảng 10x10mm. Thực hiện đổ lớp vữa trộn bê tông không co ngót vào Sikagrout vào trong.
- Trường hợp nhà vệ sinh chưa lắp đặt đường ống dẫn nước, cần phủ nên một lớp nối gốc Epoxy Sikadur 732 lên trên bề mặt bê tông đã được làm sạch.
- Thực hiện quét một lớp Sika Primer 3 lên trên các bề mặt rãnh của ống nhựa.
- Thi công chất chống kết dính bê tông lên trên về mặt đáy nằm ngang ở mỗi khe rãnh.
- Bơm hóa chất Sika để trám cổ ống cùng rãnh.
- Phủ một lớp vữa chống thấm nhà vệ sinh bằng Sika lên bề mặt kết nối khi bề mặt nhà vệ sinh còn ẩm ướt.
Tổng kết
Trên đây, là các thông tin hướng dẫn chống thấm nhà vệ sinh bằng vật liệu chống thấm nhà vệ sinh Sika được Chống thấm Lasen chúng tôi tổng hợp và chia sẻ đến quý độc giả. Chúc bạn áp dụng quy trình thành công, xây dựng công trình hoàn hảo như ý!