Hướng dẫn thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật

Hướng dẫn thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật
5/5 - (1 bình chọn)

Chống thấm nhà vệ sinh là một việc làm thiết yếu khi xây dựng công trình phụ. Tuy nhiên không phải ai cũng hiểu rõ quy trình chống thấm nhà vệ sinh và biết cách thực hiện theo đúng kỹ thuật. Để có thể mở rộng hiểu biết của mọi người về quy trình kỹ thuật chống thấm nhà vệ sinh cũng như các loại keo chống thấm nền nhà vệ sinh, Chống thấm Lasen xin được gửi đến bài chia sẻ thông tin dưới đây!

Tầm quan trọng của quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Như đã nói ở trên, quy trình chống thấm nhà vệ sinh là một quy trình thiết yếu. Tuy nhiên không phải ai cũng biết được tầm quan trọng của nó đối với cuộc sống sinh hoạt và với công trình xây dựng. Có thể nói rằng quy trình chống thấm chính là chìa khóa để mọi công trình phụ được bền đẹp.

Tầm quan trọng của quy trình chống thấm nhà vệ sinh
Tầm quan trọng của quy trình chống thấm nhà vệ sinh

Nếu như không có quy trình chống thấm nhà vệ sinh thì không chỉ trần, tường hay sàn nhà vệ sinh bị thấm nước, ẩm mốc, gây ra các vết ố trên tường, gây ra vi khuẩn có hại cho sức khỏe. Mà nó còn khiến cho các khu vực khác của nhà ở bị hư hại theo. Ví dụ nếu như nhà vệ sinh ở tầng trên không được chống thấm thì sẽ ảnh hưởng đến trần nhà của các tầng dưới gây ra hiện tượng thấm hoặc nặng hơn là dột.

Hướng dẫn thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật

Khác với những hạng mục khác, nhà vệ sinh là nơi tiếp xúc nhiều và tiếp xúc trực tiếp với nước nên cần phải có sự chống thấm kỹ càng hơn. Chính vì thế mà quy trình chống thấm nhà vệ sinh cũng chia ra theo từng loại bề mặt cần chống thấm khác nhau.

Hướng dẫn thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật
Hướng dẫn thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh đúng kỹ thuật

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho tường

Đối với bề mặt tường, là nơi bị nước hắt vào thường xuyên, bề mặt tường thường được trát xi măng nên dễ bị ngấm ẩm. Có nhiều vật liệu được sử dụng trong quy trình chống thấm nhà vệ sinh như: Sơn chống thấm, tấm ốp chống thấm,…

Bước 1: Xử lý bề mặt tường bị thấm (Đối với trường hợp tường vừa mới xây thì không cần thực hiện bước này)

Bước đầu tiên của quy trình chống thấm nhà vệ sinh đó chính là làm sạch bề mặt tường. Cần phải loại bỏ toàn bộ vữa thừa, các mảng tường bị bong tróc do ẩm mốc. Nếu có rêu mọc trên tường, cần phải dùng bàn chải sắt để đánh sạch bề mặt tường. Nếu tường có vết nứt lớn thì cần phải trát lại bằng xi măng.

Bước 2: Thực hiện chống thấm cho tường

Nếu vật liệu chống thấm nhà vệ sinh bạn sử dụng cho quy trình chống thấm nhà vệ sinh là sơn chống thấm thì cần phải lăn sơn ít nhất 2 lớp thật đều và đợi khô từ 12 tiếng trở lên mới thử độ chống thấm bằng nước.

Bước 3: Thử hiệu quả và nghiệm thu

Sau khi đã quét 2 lớp chống thấm và đợi khô cần thử lại hiệu quả chống thấm. Nếu vẫn chưa như ý thì tiếp tục quét thêm lớp thứ 3 hoặc thứ 4. Tuy nhiên không nên quét quá nhiều lớp vì lãng phí.

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho sàn nhà

Đối với quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho sàn nhà thì có nhiều chất liệu được sử dụng hơn là đối với tường nhà. Bạn có thể dùng hỗn hợp sika latex, sơn chống thấm, lưới thủy tinh, phủ màng chống thấm tự dính hoặc phủ màng chống thấm khò nhiệt. Dưới đây là các bước thực hiện quy trình chống thấm:

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho sàn nhà
Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho sàn nhà

Bước 1: Làm sạch bề mặt sàn nhà vệ sinh

Một điều tất yếu khi thi công quy trình chống thấm nhà vệ sinh ở bất cứ bề mặt nào thì cũng đều cần phải làm sạch bề mặt đó. Đặc biệt là sàn nhà vệ sinh thì cần phải cẩn thận hơn vì đây là nước tiếp xúc với nước nhiều nhất.

Bước 2: Thực hiện phủ lớp chống thấm

Nếu bạn sử dụng màng tự dính thì cần phải tiến hành quét một lớp keo dán chuyên dụng lên bề mặt sàn. Sau đó đợi 30 phút để keo có kết cấu đặc hơn. Cuối cùng phủ lớp chống thấm tự dính lên bề mặt.

Nếu quy trình chống thấm sàn nhà vệ sinh của bạn sử dụng màng khò nhiệt thì cũng cần phải quét một lớp keo trước. Sau đó vừa phủ lớp màng vừa khò nóng để keo chảy ra và dính vào màng nhiệt tạo ra một lớp chống thấm hoàn hảo.

Nếu bạn sử dụng hỗn hợp sika latex thì phải trộn hỗn hợp đúng theo tỷ lệ và thời gian rồi mới quét hỗn hợp đều khắp sàn nhà. Cần phải quét đều tay và phủ từ 2 lớp trở lên để tốt hơn cho chống thấm tường nhà vệ sinh

Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho chân tường

Chân tường nhà vệ sinh là nơi cần được xử lý riêng và không giống với tường nhà hay sàn nhà. Quy trình chống thấm nhà vệ sinh dành cho chân tường cũng khác.

Bước 1: Làm sạch và trát bo dốc chân tường

Cần làm sạch bề mặt chân tường bị ẩm mốc. Sau đó gia cố lại bằng cách trát chân tường bằng vữa xi măng trộn với cát theo tỉ lệ 1:1. Trát lại toàn bộ chân tường.

Bước 2: Chống thấm cho chân tường

Đối với việc chống thấm cho chân tường có thể dùng gạch ốp chân tường, dùng sika latex hoặc màng nhiệt kéo từ sàn nhà vệ sinh.

Kết luận

Quả thực muốn thực hiện quy trình chống thấm nhà vệ sinh không hề đơn giản. Vậy nên các bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ chống thấm nhà vệ sinh tại Chống thấm Lasen để có thể tìm ra cách chống thấm tốt nhất!

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *