Hướng dẫn cách chống thấm bể nước cực hiệu quả

5/5 - (1 bình chọn)

Chống thấm bể nước là mối quan tâm hàng đầu trong thiết kế, thi công và xây dựng. Mỗi khi thiết kế nhà ở hay nhà hàng, khách sạn, công trình phụ,… đều cần phải có bể nước. Người thiết kế và thi công phải đặc biệt chú ý đến việc chống thấm để không làm ảnh hưởng đến mỹ quan và độ bền của công trình. Để giúp quý bạn đọc có cách chống thấm bể nước ngầm hiệu quả Chống thấm Lasen xin gửi đến bài viết sau đây!

Bạn có biết các nguyên nhân gây thấm bể nước là gì?

Trước khi đi tìm hiểu các các dịch vụ chống thấm bể nước hiệu quả thì chúng ta cần phải tìm hiểu ngọn nguồn, gốc rễ của vấn đề thấm bể nước là ở đâu. Có như vậy thì mới có thể giải quyết triệt để và dứt khoát vấn đề thấm bể nước. Dưới đây chúng tôi xin đưa ra một số nguyên nhân gây thấm bể nước như sau:

Chất lượng của vật liệu xây dựng

Nguyên nhân đầu tiên phải kể đến đó chính là do chất lượng của vật liệu xây dựng. Nếu bể nước được làm từ vật liệu chất lượng kém, vật liệu không chống nước tốt thì thi công thế nào cũng không thể chống thấm bể nước được. Vậy nên cần đặc biệt chú ý khâu chọn vật liệu xây dựng.

Image00001Tác nhân vật lý

Nguyên nhân thứ hai đó là do các tác nhân vật lý gây ra hiện tượng thấm bể nước. tác động vật lý gây nứt, vỡ sẽ khiến cho nước bên trong bể bị ngấm ra ngoài. Vết nứt nhỏ có thể không làm nước chảy ra được nhưng sẽ gây ra hiện tượng thấm bể nước.

Xem thêm : Dịch Vụ chống thấm hồ bơi, bể bơi hữu hiệu nhất

Quy trình kỹ thuật xây dựng

Nguyên nhân tiếp theo có thể do quy trình kỹ thuật xây dựng của thợ thi công bể nước không đảm bảo. Kỹ thuật nhanh, ẩu, khiến cho các khe không có độ co giãn được dẫn đến việc gây ra các khe nứt, rò rỉ.

Không được bảo dưỡng định kỳ

Cái gì cũng cần phải có bảo dưỡng, bảo trì nếu muốn dùng được lâu và bể nước cũng vậy. Bể nước lâu ngày không kiểm tra, bảo dưỡng thì không thể chống thấm bể nước mà còn xảy ra tình trạng rò rỉ nước, thấm bể nước trầm trọng.

Tại sao cần phải chống thấm bể nước?

Chống thấm bể nước hay chống thấm bể nước ngầm là một việc cực kỳ quan trọng mà công trình nào cũng đều phải đặc biệt chú ý. Bởi lẽ bể nước ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sinh hoạt của con người. Tình trạng rò rỉ nước sẽ dẫn đến những hậu quả khôn lường.

dich vu chong tham be nuoc

Thứ nhất, nếu không chống thấm bể nước thì vi khuẩn từ bên ngoài, các tác nhân gây bệnh có thể dễ dàng thâm nhập vào bể nước gây ô nhiễm nguồn nước. Con người lại sử dụng nguồn nước từ bể bị rò rỉ để ăn uống, sinh hoạt thì sẽ bị nhiễm các bệnh từ vi khuẩn có hại.

Thứ hai, bể nước bị thấm lâu ngày sẽ xuất hiện tình trạng có các vết nứt gây mất mỹ quan khi nhìn từ ngoài vào. Tại các vết nứt có thể mọc ra một số loại rêu hoặc tạo ra một số vết ố vàng trông rất mất thẩm mỹ.

Thứ ba, nếu bể nước mà là bể nước chất thải mà không thực hiện chống thấm bể nước kĩ càng, nước rò rỉ ra bên ngoài gây ô nhiễm khu vực xung quanh bể nước, ô nhiễm môi trường nhà ở, gây mùi khó chịu, ảnh hưởng đến hàng xóm, láng giềng. 

Thứ tư, nước thấm ra ngoài hoặc rò rỉ ra ngoài sẽ gây lãng phí tài nguyên nước. Bể nước không lúc nào đầy, phải bơm liên tục để sử dụng sẽ dẫn đến sự hao tốn về điện và tổn hại đến kinh tế gia đình.

Chính vì các lý do trên, có thể thấy việc chống thấm bể nước là một việc làm cực kỳ quan trọng và vô cùng thiết thực đối với mỗi gia đình và với mọi công trình xây dựng mà có bể nước.

Xem thêm : Dịch Vụ chống thấm hố thang máy hiệu quả nhất Hiện nay

Tiêu chuẩn chống thấm bể nước

Sau khi đã tìm hiểu nguyên nhân gây thấm bể nước và các lý do phải chống thấm bể nước thì mời quý bạn đọc đến với phần tiêu chuẩn chống thấm sau đây để có thể hiểu rõ hơn về chống thấm bể nước ngầm.

Tiêu chuẩn chống thấm bể nước vật liệu xi măng

TCVN 4787 được ban hành năm 2009 là Xi măng đối với phương pháp lấy mẫu và chuẩn bị mẫu thử.

TCVN 7239 được ban hành năm 2014 là Bột bả tường gốc xi măng poóc lăng

Tiêu chuẩn chống thấm bể nước với vật liệu gốc nước

Vật liệu gốc nước hay thường được biết đến là sơn gốc nước. Đây là loại vật liệu được ứng dụng nhiều trong xây dựng. Sơn gốc nước được tạo ra nhờ một hệ thống gồm có chất tạo liên kết là nhựa binder, bột màu, chất phụ gia và dung môi là nước.  Đối với loại sơn này thì cần có những tiêu chuẩn sau:

chong tham be nuoc 2

Vật liệu gốc nước chống thấm bể nước phải có độ phủ nhỏ hơn hoặc bằng 140g/m2. Đối với độ mịn tiêu chuẩn là 35mm. Độ nhớt quy ước được đo ở nhiệt độ từ 25 đến 29 độ C là từ 20 – 40 giây. Với tiêu chuẩn về hàm lượng các chất không bay hơi phải lớn hơn hoặc bằng 50%. Tiêu chuẩn thời gian khô bề mặt là nhỏ hơn hoặc bằng 12 tiếng.

Độ bám dính của màng sơn gốc nước trên bề mặt bê tông phải nhỏ hơn hoặc bằng 2 điểm. Khả năng chịu nhiệt của vật liệu chống thấm bể nước phải tương đối lớn, mức tiêu chuẩn là phải có khả năng chịu nhiệt lớn hơn hoặc bằng 70 độ C. Thời gian khô sơn hoàn toàn không quá 48 giờ. 

Độ bền khi uốn nhỏ hơn hoặc bằng 1mm. Độ xuyên nước phải lớn hơn hoặc bằng 1 ngày. Độ bền lâu tiêu chuẩn phải lớn hơn hoặc tối thiểu phải bằng 30 chu kỳ. Trên đây là tất cả tiêu chuẩn của vật liệu chống thấm bể nước có gốc nước.

Tiêu chuẩn chống thấm bể nước của nhóm sơn chống thấm 

Đối với tiêu chuẩn chống thấm của nhóm sơn chống thấm thì có rất nhiều tiêu chuẩn được quy định vào các năm khác nhau với từng loại sơn khác nhau. Vì không có đủ thời gian nên chúng tôi chỉ xin liệt kê một số tiêu chuẩn tiêu biểu như sau:

  • Tiêu chuẩn Việt Nam 2090 được đề ra năm 2007 đối với sơn vecni và nguyên liệu cho sơn và vecni với việc lấy mẫu.
  • Tiêu chuẩn về sơn đối với phương pháp xác định hàm lượng chất rắn và chất tạo màng được quy định trong Tiêu chuẩn Việt Nam 2093 năm 1993.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam 2096 đề ra năm 1993 quy định về phương pháp xác định độ khô cùng với thời gian khô.
  • Tiêu chuẩn của sơn nói về phương pháp cắt xác định độ bám dính của màng có trong tiêu chuẩn 2097 được quy định vào năm 1993.
  • Năm 2013 trong Tiêu chuẩn Việt Nam 2099 quy định sơn và vecni với phép thử uốn đối với trục hình trụ.
  • Tiêu chuẩn Việt Nam 2100-2 năm 2007 có quy định tiếp về Sơn và vecni đối với loại phép thử biến dạng nhanh nhằm thử độ bền va đập. Đồng thời quy định về phép thử tải trọng rơi và vết lõm có diện tích nhỏ.

Ngoài ra còn có rất nhiều tiêu chuẩn khác đối với chống thấm bể nước bằng sơn chống thấm. Các tiêu chuẩn về silicon trám, tiêu chuẩn về sơn tường dạng nhũ tương, tiêu chuẩn chống thấm ngược tường gạch hay tiêu chuẩn về tấm trải chống thấm.

Hướng dẫn cách chống thấm bể nước ngầm hiệu quả

Dựa vào những nguyên nhân mà chúng tôi đã đưa ra ở trên về việc bể nước bị thấm, các bạn có thể tự mình xem xét tìm hiểu nguyên nhân thấm bể nước của nhà mình là do đâu. Từ đó có thể tìm ra phương pháp chống thấm bể nước hiệu quả nhất. Dưới đây là những hướng dẫn chi tiết của chúng tôi về cách chống thấm

Dùng sơn Epoxy để chống thấm bể nước ngầm

Cách đầu tiên mà chúng tôi muốn giới thiệu đến quý vị đó chính là cách chống thấm bể nước ngầm bằng sơn chống thấm Epoxy. Tại sao phải chọn sơn Epoxy để chống thấm? Đó là bởi vì loại sơn này có tính đàn hồi rất cao, có khả năng co giãn tốt. Nhờ đó mà khi nhiệt độ tăng lên hoặc giảm đi thì hoàn toàn không ảnh hưởng đến bề mặt sơn.

keo epoxy chong tham be nuoc

Một số những ưu điểm khác của sơn Epoxy đó chính là sơn có tác dụng chống trơn trượt, bám dính tốt, có độ bền màu cao, có khả năng chống chọi lại với thời tiết khắc nghiệt nắng mưa thất thường. Đồng thời Epoxy cũng chịu được áp suất thủy tĩnh cực kỳ lớn. Sau đây là hướng dẫn từng bước quy trình chống thấm bể nước bằng sơn Epoxy:

Bước 1: Xử lý toàn bộ bề mặt của sàn. 

Khi xử lý bề mặt sàn thì cần phải làm sạch hết các lớp rỉ sét trên sàn, làm sạch toàn bộ lớp sơn cũ, chất bẩn hay rêu mốc trên sàn. Tiếp theo đó cần phải xử lý sàn một cách triệt để, giúp cho bề mặt của sàn bể nhẵn bóng để khi lăn sơn chống thấm bể nước Epoxy lên thì có thể đạt hiệu quả cao nhất

Bước 2: Làm phẳng những chỗ lồi lõm

Trong quá trình thi công không thể tránh khỏi những vết trát bể lồi lõi. Nếu để nguyên vết trát lồi lõm như thế không chỉ gây mất mỹ quan mà còn gây ảnh hưởng đến chất lượng chống thấm bể nước ngầm. Các bề mặt tiếp xúc với sơn phải đảm bảo nhám toàn bộ. Nên dùng mài nền chuyên dụng để mài phẳng sàn.

Bước 3: Lăn sơn chống thấm Epoxy

Gọi là sơn chống thấm Epoxy nhưng trên thực tế, sơn Epoxy phải trộn cùng hỗn hợp keo Epoxy để làm gia tăng khả năng bám dính của sơn vào thành bể. Khi tiến hành sơn chống thấm bể nước ngầm cần phải sơn 2 lớp và phải sơn ở hai thời điểm khác khác. Sau khi trộn keo và sơn Epoxy vào nhau rồi sơn lớp thứ nhất thì phải đợi hơn 6 tiếng sau để có thể sơn lớp thứ hai.

Bước 4: Sơn lót cho bể nước

Sau khi đã sơn 2 lớp chống thấm Epoxy thì cần phải có thêm một lớp sơn lót để đảm bảo độ bám dính của sơn thấm nước. Cần phải lưu ý rằng lớp sơn lót cách lớp sơn bên trên một khoảng thời gian là 24 giờ. 

Bước 5: Tiến hành sơn lớp phủ lần thứ nhất.

Đây là lớp sơn quan trọng vì nó không chỉ khiến cho bể nước ngầm có thẩm mỹ hơn đồng thời cũng làm tăng khả năng chống thấm bể nước ngầm của sơn chống thấm Epoxy. 

Bước 6: Sơn phủ lớp thứ hai

Đây là bước quan trọng để có thể đánh giá bể nước có đẹp hay không, có chống thấm hay không. Chính vì thế người thợ khi thi hành công đoạn sơn phủ lớp thứ hai cho bể nước thường phải làm cực kỳ tỉ mỉ và chi tiết.

Dùng chất Sikatop Seal 107 chống thấm bể nước ngầm

Cách làm này khá là phổ biến, tuy nhiên cũng cần phải trộn thêm nguyên liệu phụ chứ không phải chỉ có Sikatop Seal không. Các bước cần thực hiện để chống thấm bể nước hiệu quả đó chính là:

107

Bước 1: Xử lý kỹ bề mặt sàn

Cũng giống như cách chống thấm bằng sơn Epoxy, trước khi tiến hành các bước chống thấm bằng Sikatop Seal thì trước tiên cần phải làm sạch bề mặt bể. Có thể dùng bàn chải để đánh, hoặc sử dụng máy đánh nền chuyên dụng. Tuyệt đối không được để lại bụi bẩn trên sàn.

Bước 2: Trộn hỗn hợp sika chống thấm ngược Sika Latex với nước theo tỉ lệ 1:1 → Thêm 4 kg xi măng vào trộn cùng với hỗn hợp trên. Được một hỗn hợp Latex dùng để tạo góc và mặt phẳng cho nền bể.

Bước 3: Tiến hành tưới nước để làm ướt bề mặt bể nhưng khi tưới nước cần đặc biệt chú ý không để nước đọng lại trên mặt bể.

Bước 4: Bắt đầu trộn chất chống thấm bể nước ngầm Sikatop Seal 107. Trong chất liệu này người ta sẽ cấp 2 chất đó là chất A và chất B. Lắc mạnh chất A lên vài giây sau đó tiến hành đổ từ từ chất bột B vào trong  dung dịch A đã lắc lên trước đó. Trộn A với B theo tỉ lệ 1:4. Và khi trộn phải khuấy nhẹ nhàng và đều tay thì mới có thể đều hết tất cả được.

Bước 5: Tiếp theo thực hiện quét Sikatop Seal 107 vào toàn bộ bể với mức độ là khoảng 2kg hỗn hợp trên một mét vuông → Đợi 4 tiếng cho lớp đầu tiên khô hết → Tiếp tục thi công lớp thứ hai.

Bước 6: Chờ 24 giờ đồng hồ cho bể khô hoàn toàn sau đó bắt đầu lát gạch hoặc làm bất cứ thứ để bể nước trở nên sinh động hơn. 

Sử dụng phương pháp bọc Composite 

Phương pháp này được nhiều người sử dụng và ưa chuộng bởi vì nó không chỉ có thể chống thấm bể nước ngầm hiệu quả mà còn đem lại tính thẩm mỹ cao cho công trình. Đồng thời  một điểm cộng của phương pháp này đó chính là tính an toàn, có giá siêu rẻ nên thích hợp với nhu cầu sử dụng của nhiều người, nhiều hộ gia đình.

Ngoài ra bọc phủ Composite còn có khả năng chống lại sự ăn mòn của hóa chất, không bị ảnh hưởng bởi tác động của tia UV, chống oxy hóa tốt và có khả năng chống lại các tác động xấu khác ngoài môi trường. Chính vì những đặc điểm trên mà nhiều người thích chống thấm bể nước ngầm bằng phương pháp bọc phủ composite. Hướng dẫn các bước bọc phủ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị bề mặt của bể cần thi công 

Tương tự với các cách chống thấm bể nước ở trên, lúc đầu bao giờ cũng phải làm sạch bề mặt thi công. Không để bề mặt có nhiều bụi bẩn, có vết lồi lõm,… 

Bước 2: Làm lớp lót đầu tiên

Tại bước này, người thi công cần phải trộn lớp lót theo tỉ lệ cho sẵn và đã được hướng dẫn trên bao bì của sản phẩm. Tiếp sau đó cần phải phủ một lớp nhựa hoặc lớp keo chống thấm lót lên trên. Lớp này chỉ cần lót mỏng, không cần phải quá dày. Đợi khô rồi phủ lớp lót tiếp theo.

Bước 3: Thực hiện thi công với sợi thủy tinh

Người thi công phải tiến hành cắt sợi thủy tinh theo một bản vẽ đã có mẫu và đã được quy định về kích cỡ cũng như số lượng. Sau đó thao tác trộn lớp nhựa nền cùng với những sợi thủy tinh đã cắt với tỉ lệ theo hướng dẫn in trên bao bì. Điều cần làm tiếp theo là dán lần lượt các sợi thủy tinh lên bề mặt của bể. Sau khi dán xong thì đến công đoạn lăn nhựa. Lưu ý để có thể chống thấm bể nước tốt thì khi dán sợi thủy tinh phải dán phẳng, không bị phồng và không có bọt khí.

Bước 4: Tiếp tục thi công sợi thủy tinh

Tùy vào mỗi người sẽ có yêu cầu khác nhau về số lớp các sợi thủy tinh được dán lên bề mặt. Số lớp các sợi thủy tinh nên vừa đủ, không được quá mỏng và cũng không nên quá dày. Sau khi đã dán đủ số lớp theo ý chủ hộ/ chủ công trình thì cùng đến với bước tiếp theo để chống thấm bể nước ngầm.

Bước 5: Lăn lớp bề mặt trên cùng

Người thi công sau khi đã xếp đủ số lớp của sợi thủy tinh thì cuối cùng phải lăn một lớp để khóa lại bề mặt. Người thi công trộn vật liệu theo yêu cầu của nhà sản xuất Composite rồi phủ lên mặt.

Bước 6: Vệ sinh và nghiệm thu bàn giao

Sau khi đã phủ xong thì đợi cho lớp phủ khô hẳn rồi mới tiến hành vệ sinh. Và cuối cùng là để cho chủ hộ/ chủ đầu tư/ chủ công trình kiểm tra chất lượng của bề mặt được phủ composite xem đã đạt chuẩn chưa, có cần sửa chỗ nào không, mức độ chống thấm bể nước như thế đã được chưa.

Chống thấm bể nước bằng keo Polyme

Đây được xem là một phương pháp hữu hiệu đối với những trường hợp cần phải liên kết giữa lớp xi măng cũ và lớp xi măng mới. Các bước thực hiện đối với việc chống thấm bể nước ngầm bằng Polyme cũng đơn giản hơn nhiều so với các loại chống thấm ở trên quy trình này cũng có thể áp dụng cho quy trình chống thấm nhà vệ sinh và các công trình khác. Sau đây là chi tiết hướng dẫn từng bước:

Bước 1: Làm sạch bề mặt của bể nước

Đây là một bước cực kỳ cơ bản mà cho dù làm loại chống thấm nào cũng đều không thể bỏ qua. Cơ bản nhưng đóng vai trò quan trọng đối với công trình cần chống thấm.

su dung keo tham polyme chong tham be nuoc

Bước 2: Trộn keo theo tỉ lệ 1:1. Tiến hành trát trực tiếp keo Polyme chống thấm bể nước vào những chỗ đang bị thấm hoặc đang bị rò rỉ. Chỉ vỏn vẹn hai bước là đã có thể hoàn thành được cách chống thấm này rồi. Tuy nhiên người thi công cần lưu ý, phương pháp chống thấm này chỉ phù hợp với những bể nước trên cao, các bể nước khác không phù hợp.

Chống thấm bằng cách sử dụng màng khò nóng

Bước 1: Phủ lớp sơn tạo dính trước tiên. 

Cách chống thấm bể nước ngầm bằng phương pháp sử dụng màng khò nóng được bắt đầu bằng việc quét một lớp tạo dính lên trên bề mặt bể. Yêu cầu kỹ thuật của lớp dính này phải thật mỏng và đều, đồng thời phải phủ kín mặt bê tông.

phuong phap chong tham mang kho nongt

Bước 2: Dán màng chống thấm bể nước

Đây là một bước quan trọng nhất trong cả quy trình thực hiện. Sau khi quét lớp lót tạo dính, người thực hiện thi công không dán lớp màng chống thấm ngay mà phải đợi đến khi lớp tạo dính khô thì mới dán. Khi dán phải đảm bảo kỹ thuật  để cho mặt giấy dán hoặc khò úp xuống dưới. Người thi công phải trải kính các cuộn màng vào vị trí cần phải chống thấm bể nước ngầm.

Bước 3: Khò nóng hoặc dán lạnh màng chống thấm 

Người thi công có thể làm nóng màng chống thấm nhờ có đèn khò với ngọn lửa liên tục. Người thi công việc khò này cần phải có kinh nghiệm, cho lửa hơ qua đều tay, cẩn trọng không để bị bỏng, phải biết phân tán nhiệt đều thì màng mới phẳng đều và không bị tạo lỗ khí sau khi tiến hành xong. Nếu ở bước này người thi công sử dụng màng dán lạnh thì phải dán lên bề mặt và dùng thêm xi măng và vữa để cán sàn ra cho phẳng đều.

Bước 4: Kiểm tra lại công trình

Đợi cho lớp chống thấm bể nước ngầm vừa thi công đã khô hẳn, người thi công thực hiện đổ nước vào bể để có thể kiểm tra xem có chỗ nào bị thấm, bị rò rỉ không. Sau đó mới bàn giao lại cho chủ công trình.

Kết luận

Trên đây là những hướng dẫn chi tiết nhất về các cách chống thấm bể nước của Chống thấm Lasen chúng tôi muốn chia sẻ đến quý bạn đọc. Mong rằng những thông tin trên có thể hữu ích đối với quý vị trong quá trình thi công và xây dựng bể nước ngầm cho công trình của mình!